Vật liệu văn hóa thời đồ đá Thời_đại_đồ_đá

Thức ăn và đồ uống

Các nguồn thức ăn của những người săn bắn hái lượm thời kỳ đồ đá gồm cả động vật và thực vật sống trong môi trường nơi họ sống. Những người dân cư này thích ăn thịt nội tạng thú, gồm cả gan, thận và óc. Họ ăn ít đồ có nguồn gốc từ sữa hay thức ăn thực vật có nhiều carbohydrate- như các loại rau hay ngũ cốc.

Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng hai phần ba năng lượng cần thiết của họ có nguồn gốc động vật. Hàm lượng chất béo trong chế độ ăn được cho là tương tự như hiện nay, nhưng tỷ lệ các kiểu chất béo tiêu thụ thì lại khác biệt: tỷ lệ Omega-6 với Omega-3 là khoảng 3: 1 so với 12:1 hiện nay.

Gần cuối thời kỳ băng hà cuối cùng, 15.000 đến 9.000 năm trước, một sự tuyệt chủng trên diện rộng các loài thú có vú diễn ra ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Đây là sự kiện tuyệt chủng Holocene đầu tiên. Thậm chí có thể điều này đã buộc loài người ở thời kỳ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cùng với sự xuất hiện của việc trồng cấy nông nghiệp, các loại thức ăn nguồn gốc thực vật cũng đã trở thành một phần thường thấy của chế độ ăn.

Một báo cáo ở Tạp chí National Geographic đã chỉ ra rằng "loại đồ uống có vị rượu đầu tiên có thể đã xuất hiện khi người dân thời kỳ đồ đá mới uống thứ nước quả nho dại được làm lên men bên trong các túi bằng da thú hay trong các thùng gỗ thô."

Chỗ ở và Môi trường sống

Khoảng 2 triệu năm trước, Homo habilis được cho là đã xây dựng kết cấu đầu tiên do con người xây dựng lên ở Đông Phi, nó chỉ bao gồm những sự sắp đặt đơn giản các hòn đá lại với nhau để giữ các cành cây ở vị trí. Một sự sắp đặt đá thành hình tròn cũng được cho là đã xảy ra khoảng 500.000 năm trước được khám phá ở Terra Amata, gần Nice (Pháp). Nhiều địa điểm cư trú của loài người thời đồ đá cũng đã được phát hiện ở nhiều nơi trên Trái Đất, gồm:

  • Một kết cấu kiểu lều bên trong một cái hang gần Grotte du Lazaret, Nice, Pháp.
  • Một kết cấu có mái được chống đỡ bằng cây gỗ, được phát hiện ở Dolni Vestonice, Czech và Slovakia, có niên đại khoảng 23.000TCN. Các bức tường được làm bằng các khối đất sét nện và đá.
Mộ đá Poulnabrone ở Hạt Clare, Ireland
  • Nhiều túp lều được làm bằng xương voi mammoth được tìm thấy ở Đông Âu và Siberia. Những người đã dựng những cái lều này là những thợ săn voi mammouth chuyên nghiệp. Nhiều cái tương tự đã được tìm thấy ở dọc vùng thung lũng sông DnieprUkraina, gần Chernihiv, ở Moravia (tại Cộng hòa Czech) và ở phía nam Ba Lan.
  • Một cái lều bằng da thú niên đại khoảng 15.000 đến 10.000TCN (ở Magdalenian) đã được tìm thấy tại Cao nguyên Parain, Pháp.
  • Các lăng mộ cự thạch, nhiều phòng và các mộ đá một phòng có chôn nhiều thanh đá lớn chồng lên nhau giống như những phiến đá lớn. Chúng được tìm thấy trên khắp châu Âu, và được xây dựng vào thời đồ đá mới. Nhiều mộ có các dụng cụ bằng đồng và bằng đá cũng đã được tìm thấy, minh họa các vấn đề cố gắng xác định các giai đoạn dựa trên kỹ thuật.

Nghệ thuật

Nghệ thuật tiền sử chỉ có thể được truy nguyên dựa vào những đồ vật còn sót lại. Âm nhạc tiền sử được suy luận ra từ những nhạc cụ được tìm thấy, trong khi nghệ thuật trên vách có thể được tìm thấy trên bất kỳ loại đá nào. Chúng được gọi là hình khắc trên đá (petroglyph) và tranh vẽ trên đá. Nghệ thuật có thể có hoặc không có chức năng tôn giáo.

Hình khắc trên đá

Bài chi tiết: Hình khắc trên đá

Hình khắc trên đá đã xuất hiện trong thời đại đồ đá mới. Một Hình khắc trên đá là một hình ảnh trừu tượng hay biểu tượng được ghi lại trên đá, thường là bởi những người tiền sử, bằng cách đục, khoét hay những cách khác lên trên những bề mặt đá tự nhiên. Chúng là kiểu thông thường nhất hay là những biều tượng trước khi có chữ viết được sử dụng để thông tin. Hình khắc trên đá đã được phát hiện ở nhiều nơi trên Trái Đất, gồm cả châu Á (Bhimbetka, Ấn Độ), Bắc Mỹ (Thung lũng chết ở công viên quốc gia), Bắc Mỹ (Cumbe Mayo, Peru), và châu Âu (Finnmark, Na Uy).

Những bức tranh đá

Tranh đá tại Bhimbetka, Ấn Độ, một di sản thế giới
Bài chi tiết: Tranh hang động

Những bức tranh đá được "vẽ" trên đá và được miêu tả theo kiểu tự nhiên hơn là thuật khắc đá. Ở thời đồ đá cũ, sự hiện diện của con người trong những bức tranh đá rất hiếm hoi. Đa phần chúng thể hiện các con vật: không chỉ những loài vật được sử dụng làm thức ăn mà cả những con vật thể hiện sức mạnh như tê giác hay to lớn các loài mèo (như ở Hang Chauvet). Các dấu hiệu như các chấm thỉnh thoảng cũng được vẽ. Hiếm có sự hiện diện của con người như các dấu in tay và những hình nửa người nửa thú. Hang Chauvet ở département Ardèche, ở Pháp, hiện lưu giữ những hình vẽ trong hang quan trọng nhất của thời đồ đá cũ, được vẽ vào khoảng 31.000 năm TCN. Các bức tranh trong hang AltamiraTây Ban Nha được vẽ vào khoảng 14.000 đến 12.000 năm TCN và có những con bò rừng bison. Gian phòng của những con bò ở Lascaux, Dordogne, Pháp là một trong những hang có tranh đá từ khoảng 15.000 đến 10.000 TCN.

Ý nghĩa của những bức tranh này hiện vẫn chưa được biết. Các hang đó đều không nằm trong khu vực có người ở, vì thế có thể chúng đã từng được dùng cho những lý do lễ nghi. Các con vật được vẽ thêm các dấu hiệu có thể là ma thuật. Những biểu tượng hình mũi tên đôi khi được coi như là được sử dụng để làm lịch hay almanac. Nhưng bằng chứng của nó thì vẫn chưa được quyết định. Công việc quan trọng nhất của thời đại đồ đá giữa là những chiến binh đang diễu hành, một bức tranh tường tại Cingle de la Mola, Castellón ở Tây Ban Nhan niên đại vào khoảng 7.000–4.000 TCN. Kỹ thuật được sử dụng có thể là phun hay thổi các chất màu lên đá. Các bức tranh khá theo chủ nghĩa tự nhiên, mặc dù có được cách điệu hoá. Các hình ảnh không theo kiểu không gian ba chiều, thậm chí chúng còn chồng lên nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời_đại_đồ_đá http://www.annecollins.com/stone-age-diet.htm http://news.nationalgeographic.com/news/2004/07/07... http://www.accd.edu/sac/vat/arthistory/arts1303/PA... http://www.personal.psu.edu/users/w/x/wxk116/axe/ http://www.personal.psu.edu/users/w/x/wxk116/habit... http://www.owlnet.rice.edu/~hart205/Lectures/lectu... http://witcombe.sbc.edu/willendorf/willendorfwomen... http://history-world.org/stone_age.htm http://www.paleoanthro.org/dissertations/Miriam%20... http://museums.ncl.ac.uk/flint/archrit.html